Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Chữa mẩn ngứa, dị ứng bằng các mẹo đơn giản

Dị ứng mẩn ngứa là những hiện tượng rất thường gặp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân có thể do bị bệnh mề đay, khi thời tiết thay đổi hoặc do ăn phải thức ăn lạ. Biểu hiện ngoài da là những nổi mẩn đỏ, ngứa, rát và sưng. Với những trường hợp dị ứng tương tự như vậy, bạn có thể dùng một số mẹo nhỏ sau để giảm bớt sự khó chịu do dị ứng mang lại .


Phương pháp xông được áp dụng cho các trường hợp bị chàm, dị ứng mẩn ngứa. Những chỗ da bị ngứa thường dày lên từng đám, thậm chí là thâm tím lại, có nhiều mụn và rất ngứa. Sự khó chịu này có thể gây tình trạng mất ngủ, kém ăn, người khó chịu, mệt mỏi. Cách chuẩn bị nước xông như sau:

Chuẩn bị bèo cái cắt bỏ rễ, hoặc củ ráy dại đem gọt bỏ vỏ ngoài rồi thái mỏng. Một ít thổ phục linh thái phiến, lá ba chục, tất cả dùng dưới dạng tươi. Khi xông chỉ cần tập trung hơi vào vùng da bị bệnh bằng cách trùm miếng vải kín như cách xông cảm. Một tuần nên xông 2-3 lần.
Một số mẹo khác


Dùng lá tía tô sắc lấy nước trị dị ứng
Dùng lá táo chua (khoảng chừng 20 gr ) đem sắc để uống, chia 2-3 lần uống hết trong ngày. (Hiệu quả với các trường hợp bị dị ứng làm hen phế quản)
Dùng hạt củ cải 20 gr, vỏ quýt 4 gr, cam thảo dây 6 gr. Sắc nước, chia 2-3 lần dùng hết trong ngày.
Dùng thương truật 100 gr, hoàng bá 100 gr, phèn chua phi 6 gr. Đem tất cả tán thành bột mịn, hòa với dầu thực vật để bôi trên nơi tổn thương.
Dùng lá tía tô khô 90 gr, lấy 30 gr sao khô, tán bột mịn, số còn lại sắc lấy nước đặc để rửa nơi tổn thương; sau đó rắc bột tía tô vào nơi tổn thương.
Dùng 100 gr hẹ, đem giã lấy nước, thêm dầu vừng và chút muối ăn; bôi trên nơi tổn thương, ngày bôi 2-3 lần.
Dùng 100 gr cỏ nhọ nồi, giã nát lấy nước cốt; dùng nước sôi để nguội rửa sạch sau đó bôi nước cốt cỏ nhọ nồi vào nơi tổn thương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét